VI

Chọn ngôn ngữ

Vệ sinh 4.0 đã hỗ trợ Hayat trong đại dịch như thế nào?

Có lẽ những câu chuyện kinh doanh tốt đẹp nhất trong đại dịch COVID-19 đang được viết nên bởi các công ty trong ngành y tế, dược phẩm và hóa chất. Các số liệu thống kê cũng tiết lộ rằng 47% người tiêu dùng ở Thổ Nhĩ Kỳ dọn dẹp nhà cửa của họ nhiều hơn, trong khi 44% thường xuyên giặt giũ hơn trong thời gian xảy ra đại dịch. Xu hướng làm sạch cá nhân cũng cho thấy một bức tranh tương tự. Việc sử dụng các loại chất tẩy rửa và khăn ướt đang gia tăng đáng kể ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
Phó Chủ tịch phụ trách Điều hành của Hayat Kimya, İbrahim Güler, cho biết công ty kỳ vọng mức tăng trưởng 15-17% trong lĩnh vực này vào cuối năm nay, và nói thêm: “Bức tranh này cũng đặt ra những trọng trách cho các công ty sản xuất như chúng tôi”. Chỉ ra vị trí dẫn đầu thị trường của Hayat Kimya trong ngành hàng khăn giấy vệ sinh ở Khu vực MENA (Trung Đông - Bắc Phi), ông Güler nhấn mạnh rằng công ty đã phát triển nên các loại khẩu trang vệ sinh khác biệt trong giai đoạn đại dịch. Ông cho biết dự án khẩu trang được thực hiện với sáng kiến của các nhân viên làm việc tại nhà trong những ngày đầu của đại dịch: “Khi thiết kế khẩu trang, chúng tôi sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ mà chúng tôi đã phát triển cho các sản phẩm tã từ năm 2015. Chúng tôi muốn để tạo ra một sản phẩm đáng tin cậy về khả năng bảo vệ và có dây đeo không làm tổn thương tai. Chúng tôi đã đầu tư hơn 100 triệu TRY, nhưng đã cố gắng phát triển một sản phẩm tạo ra sự khác biệt. Công nghệ và cơ sở hạ tầng R&D của chúng tôi đã giúp cho thành tựu này trở thành hiện thực trong một thời gian ngắn như vậy”.
Ông Güler nhấn mạnh rằng phương pháp công nghiệp 4.0 đã phát huy hiệu quả trong hệ sinh thái sản xuất của Hayat Kimya trong một thời gian dài và vẫn tiếp tục trong tương lai: “Chúng tôi có thể áp dụng điều này với các mô hình kinh doanh của mình để trở thành Vệ sinh 4.0. Chúng tôi đã cải thiện bản thân nhiều hơn nữa trong đại dịch. Và điều này đã mang lại cho chúng tôi nhiều lợi thế cả về sản xuất lẫn trên thực địa”.
Theo thông tin ông İbrahim Güler chia sẻ, hơn 100 nhà khoa học tại trung tâm R&D của Hayat Kimya đã thực hiện các nghiên cứu tập trung vào nguyên liệu thô thay thế, hoạt động đóng gói và phát triển quy trình. Công ty đã mở cửa phòng thí nghiệm cho 18 nghiên cứu sinh tiến sĩ thực hiện luận án, trong phạm vi hợp tác giữa các trường đại học và nhà công nghiệp, ông Güler nhấn mạnh rằng các nghiên cứu về sản xuất thân thiện với môi trường cũng đang được tiến hành tại trung tâm này.
Một trong những chủ đề mà ông rất tin tưởng vào công ty là các hệ thống trí tuệ nhân tạo. “Tôi tự hào nói rằng chúng tôi đang tiến hành một dự án trí tuệ nhân tạo lần đầu tiên được thử nghiệm giữa các nhà sản xuất lớn trên thế giới, nó sẽ gây một tiếng vang lớn”. Ông tiếp tục: “Trong quá trình sản xuất các sản phẩm khăn giấy vệ sinh, việc đứt cuộn và kẹt giấy thường gây đứt mạch hoạt động, làm mất năng suất. Chúng tôi đã phát triển hệ thống ngăn chặn sự cố đứt cuộn bằng một dự án trí tuệ nhân tạo. Chúng tôi đã tiến hành hơn 1.000 thử nghiệm trên tổng số 10 tỷ dữ liệu mà chúng tôi thu thập trong quá trình sản xuất. Độ chính xác đạt được đến 81% với việc dự báo sự cố và 99% với việc dự báo về sản xuất không có bất kỳ sự cố nào. Điều này đã giúp chúng tôi có được một lợi thế lớn trong thời kỳ đại dịch”.

Các nhà máy ở 7 quốc gia nói chuyện với nhau

Mục tiêu của Hayat Kimya hiện nay là mở rộng dự án thử nghiệm về trí tuệ nhân tạo cho toàn bộ hoạt động sản xuất. Güler nói rằng: “Robot, robot ảo đang hiện diện trong cuộc sống của chúng ta”, kế hoạch của ông là hoàn thiện các các công việc về máy học (learning machine). Nhờ đó, các máy này sẽ tự cảm nhận được trục trặc của mình và thông báo cho hệ thống.
Güler tuyên bố rằng các máy nói (speaking machine) đã được vận hành tại Hayat Kimya: “Hàng chục cơ sở ở bảy quốc gia có thể nói chuyện với nhau, và ban cố vấn ở Istanbul sẽ theo dõi các nhà máy này ngay lập tức. Là một công ty hoạt động vì sức khỏe cộng đồng trong phạm vi của phương pháp Vệ sinh 4.0, chúng tôi là một trong những công ty đầu tiên nhận được Chứng chỉ Sản xuất An toàn với COVID-19. Ngoài ra, tôi có thể xác nhận rằng trong giai đoạn này chúng tôi đã thực hiện tất cả các biện pháp của mình ở những mức độ thậm chí còn cao hơn”.
Ông Güler nhấn mạnh rằng công ty đã thiết kế các quy trình sản xuất theo hướng giảm thiểu tác hại cho hành tinh. Vị Phó Chủ tịch cho biết: “Chúng tôi là công ty tiêu thụ nước ít nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ và ít thứ ba ở châu Âu”, Hayat Kimya sử dụng 3,5 đến 4 tấn nước cho 1 tấn khăn giấy vệ sinh, tức là thấp hơn 4 lần so với chuẩn chung của ngành. Phó Chủ tịch của Hayat Kimya cho biết họ có thể dự đoán 81% tỷ lệ ngừng hoạt động nhờ trí tuệ nhân tạo và các hệ thống robot và nói thêm: “Cách tiếp cận Vệ sinh 4.0 đã tạo ra một lợi thế. Ứng dụng thí điểm đã thành công. Đồng thời, một chỉ báo khác về công nghệ và sức mạnh R&D của chúng tôi là các loại khẩu trang thế hệ mới”.

Lên kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD trong 15 năm

Hayat Kimya là một công ty có 33 năm kinh nghiệm trong ngành. Công ty sở hữu các thương hiệu như Molfix, Molped, Papia, Familia, Bingo và Evony, có 21 cơ sở sản xuất ở Algeria, Ai Cập, Nigeria, Kenya, Nga và Pakistan và 8.000 nhân viên. Theo İbrahim Güler: “Một năm ở Hayat có giá trị bằng 5 năm bình thường”. Ông nói rằng với một nỗ lực phi thường, họ đã đạt được mức mà các công ty 100 tuổi mới có thể đạt được trong vòng 15 năm, kể từ 2005. Công ty đạt doanh thu 1,8 tỷ USD vào năm 2019, liên tục tăng trưởng ở mức hai con số trong suốt 10 năm liền. Vị Phó Chủ tịch chỉ ra rằng với việc hoàn thành các khoản đầu tư vào Mersin và Nga, số tiền đầu tư trong 5 năm sẽ đạt 2,1 tỷ TRY, và cho biết: “Chúng tôi đã tăng trưởng hai con số trong 10 năm. Chúng tôi đặt mục tiêu đạt quy mô 3,5 tỷ USD trong 15 năm tới. Để thực hiện điều này, chúng tôi sẽ tập trung vào hai lục địa: Châu Phi và Trung-Đông Nam Á. Chúng tôi sẽ mở các cơ sở sản xuất mới ở những vùng này. Hiện công ty đang lên kế hoạch đầu tư tối thiểu 1 tỷ USD và tạo thêm việc làm cho 7.000 người”.